MPC, VHC, HVG: Áp lực dẫn đầu ngành thủy sản

Chọn hướng đi khác nhau, cũng như phải liên tục đối mặt với nhiều biến động từ thị trường nước ngoài, song ba cái tên Minh Phú Seafood Corp (MPC), Vĩnh Hoàn Corp (VHC), Hùng Vương (HVG) vẫn là "tâm điểm" chú ý của ngành thủy sản Việt Nam...

thủy sản
Các doanh nghiệp thủy sản làm gì vào cuối năm 2015 - Ảnh: Q.Hòa

Khi kết quả kinh doanh quý II/2015 của các doanh nghiệp (DN) thủy sản được công bố thì MPC, VHC, HVG là những cái tên "được soi" nhiều nhất.

Bởi lẽ, kể từ năm 2013, các DN này đã tạo quá nhiều dấu ấn, thông qua việc mua bán, sáp nhập (M&A) không chỉ đối với các DN nội địa, mà còn mở rộng với khối DN đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cụ thể, cùng với việc mua lại hàng loạt DN cùng lĩnh vực (sản xuất, xuất khẩu cá tra, tôm) và ngoài ngành (thức ăn chăn nuôi, bất động sản, bóng đá...), như Việt Thắng, An Giang, Thực phẩm Sao Ta, Lâm thủy sản Bến Tre, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi, Công ty CP Bóng đá Hùng Vương, Công ty CP Địa ốc An Lạc, HVG được ví như một "gã khổng lồ" của ngành thủy sản.

Năm 2014, HVG trở thành tập đoàn với 6 công ty con và 6 công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực nuôi và chế biến thủy sản với hai mặt hàng chính là cá tra và tôm.

Theo HVG, chiến lược M&A đã giúp Công ty tăng doanh thu từ 4.700 tỷ đồng lên 14.900 tỷ đồng vào năm 2014, chỉ sau bốn năm, đồng thời vẫn tiếp tục mục tiêu M&A.

Trong thời gian này, VHC cũng thể hiện sự lớn mạnh khi liên tiếp đầu tư vào các nhà máy sản xuất gạo, nhà máy sản xuất Collagen từ phụ phẩm các tra và nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản.

Duy chỉ có "vua tôm" MPC thì vẫn... một đường thẳng tiến, dù cũng gặp không ít "lận đận" khi giá tôm liên tục biến động ở các nước nhập khẩu.

Kết quả thống kê từ Viện Hợp nhất sáp nhập và Liên minh (IMAA) năm 2014, Việt Nam có 313 thương vụ M&A, bao gồm các thương vụ giữa các DN trong nước với nhau, DN nước ngoài mua DN trong nước và DN trong nước mua tài sản DN nước ngoài với giá trị đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013, chủ yếu tập trung vào các DN lớn, có thương hiệu. Dự báo các thương vụ M&A sẽ tiếp diễn mạnh vào cuối năm nay.

Những công bố về kết quả kinh doanh của các DN thủy sản thời gian gần đây cho thấy sự tụt hạng mạnh của HVG vào tháng 8/2015, khi DN sém "văng khỏi" top 10 DN xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam.

Trước sự việc này, nhiều ý kiến cho rằng, HVG tăng doanh thu nhưng cũng tăng quá nhiều chi phí dẫn đến sự tụt hạng đáng buồn này.

Trong khi MPC dù báo lỗ nhưng vẫn lạc quan, thậm chí vẫn mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành.

Cụ thể, Công ty CP Cảng Minh Phú Hậu Giang (MPC sở hữu 50% cổ phần đã đạt được thỏa thuận với Gemadept để tham gia đầu tư vào Công ty CP Mekong Logistics thành lập Trung tâm Logistics tại KCN Sông Hậu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) diện tích 15ha gồm kho lạnh có sức chứa 50.000 pallets và kho thường 15.000m2, vốn đầu tư gần 670 tỷ đồng.

Khác với HVG và MPC, VHC có chiến lược khá hoàn hảo khi dừng đúng lúc để trở về đúng thế mạnh là xuất khẩu cá tra.

Cụ thể, sau khi thấy tình hình thị trường khó khăn, DN này đã bán nhà máy gạo, mở thêm hai nhà máy sản xuất sản phẩm từ cá tra, trong đó, một nhà máy dành riêng để sản xuất các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cho con cá tra.

Tháng 7/2014, VHC đã bán nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản (nơi "cứu nguy" cho VHC trong giai đoạn khó khăn) cho đối tác Pilmico International (Philippines) với giá 414 tỷ đồng, thu về khoản lợi nhuận 304 tỷ đồng đồng thời với việc thành lập DN mới, chịu trách nhiệm phân phối các loại thức ăn thủy sản cho Pilmico International, và được phép mua thức ăn thủy sản của Pilmico International với giá mềm hơn giá bán trên thị trường.

Theo giải thích của bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT VHC, việc bán nhà máy chế biến thức ăn nhằm tập trung vào ngành kinh doanh chính là nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cộng với tập trung đầu tư dự án Collagen.

Hiện, sản xuất Collagen từ phụ phẩm cá tra được kỳ vọng sẽ giúp VHC gia tăng doanh thu và lợi nhuận, bởi giá trị xuất khẩu của sản phẩm này cao gần gấp 10 lần so với cá tra.

Dự kiến, năm 2015 nhà máy hoạt động 30% công suất, thu lợi nhuận 28 tỷ đồng, năm 2016 sẽ nâng công suất lên 50%, lợi nhuận dự kiến 62 tỷ đồng.

Tuy chỉ còn ba tháng nữa mới hết năm 2015, song rất khó biết được MPC, VHC và HVG sẽ làm gì tiếp theo để giữ vững "phong độ dẫn đầu" ngành thủy sản Việt Nam.

Doanh nhân Sài Gòn, 30/09/2015
Đăng ngày 01/10/2015
Duy Khuê

Hiện thực hóa giấc mơ nuôi tôm bằng công nghệ

"Mong muốn của Tép Bạc là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nuôi tôm để giúp người nông dân giảm thiểu thiệt hại, đồng thời tăng năng suất so với cách thức truyền thống", nhà sáng lập Trần Duy Phong cho biết.

Máy cho tôm ăn F7
• 11:13 13/06/2024

Mua 1 tặng 1 các sản phẩm thuốc thủy sản tại Cửa hàng Phan Thái

Từ ngày 30/05/2024 đến hết ngày 30/06/2024, tại Cửa hàng Phan Thái diễn ra chương trình Mua 1 tặng 1 cực hấp dẫn không thể bỏ lỡ. Có đến 32 sản phẩm thuốc thủy sản thuộc 9 thương hiệu uy tín tham gia chương trình ưu đãi lần này. Tham khảo bài viết sau để biết thông tin chi tiết.

Mua 1 tặng 1
• 08:00 10/06/2024

Mở cửa hàng Thú y, Thú cưng online trên Sàn thương mại điện tử Farmext eShop

Hướng tới sự mở rộng và phát triển ngày càng lớn mạnh, Farmext eShop luôn chào đón và tạo điều kiện để bạn đăng ký tạo cửa hàng/shop online qua các bước đăng ký đơn giản cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Đặc biệt, từ hôm nay, sàn đã bổ sung thêm ngành hàng mới dành cho Thú y và Thú cưng, nếu bạn đang quan tâm đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.

Farmext eShop
• 09:59 03/06/2024

Tép Bạc ra mắt phiên bản mới nhất của dòng máy cho tôm ăn Farmext Feeder F7

Farmext - thương hiệu công nghệ thuỷ sản đến từ Tép Bạc tiếp tục thực hiện hoá mô hình nuôi trồng dễ dàng của mình thông qua sự ra mắt thiết bị tự động cho tôm cá, mang tên Máy cho ăn Farmext Feeder F7.

Máy cho ăn Farmext Feeder F7
• 19:00 28/05/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 04:06 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 04:06 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 04:06 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 04:06 16/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 04:06 16/06/2024
Some text some message..